Đau do thoát vị đĩa đệm

Thông tin hữu ích về các loại bệnh đau

Là nguyên nhân đau rất thường gặp và phần lớn có thể điều trị không cần phẫu thuật. Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến của đau cổ, cánh tay, lưng, chân thường gặp ở người lớn từ 30 đến 50 tuổi. Còn được gọi là trượt đĩa đệm

hay vỡ đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào của cột sống. Thông thường hay xảy ra ở cột sống cổ, cột sống thắt lưng, nguyên nhân của chèn ép dây thần kinh. Hơn 90% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể điều trị thành công mà không cần phẫu thuật Nếu bạn đang trải qua một cơn đau hoặc tê ở vùng cổ, cánh tay, thắt lưng hay chân, bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ của trung tâm điều trị đau bệnh viện FV có thể chuẩn đoán chính xác cơn đau của bạn và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến không cần phẫu thuật để điều trị các cơn đau thoát vị đĩa đệm.

Đĩa đệm là gì và tại sao nó có thể gây đau?

Đĩa đệm là những miếng cao su mềm nằm giữa các đốt sống của cột sống được cấu tạo bởi vòng nhẫn bằng sụn dày bên ngoài (annulus) và một chất gel bên trong (nhân đệm), đĩa đệm cho phép lưng gập duỗi và chịu đựng áp lực xóc. Cột sống bao quanh và bảo vệ tủy sống và các dây thần kinh. Khi sụn bị nứt hoặc rách, nhân đệm có thể bị lòi ra ngoài. Giống như kem đánh răng, nhân đệm phình ra hoặc thoát vị chèn ép lên các dây thần kinh. Mặc dù áp lực rất nhỏ cũng có thể gây ra đau, tê hoặc yếu chân.
Thoát vị đĩa đệm ở vùng thấp cột sống có thể gây chèn ép thần kinh (Đau thần kinh tọa-Sciatica).Thần kinh tọa bao gồm nhiều nhánh thần kinh của tủy sống xuất phát từ tủy sống chạy dọc xuống chân.Khi chèn ép xảy ra, đau thần kinh tọa có thể xảy ra với bất kì vị trí nào của các nhánh thần kinh này, đau có thể từ mông lan xuống mặt sau đùi và thỉnh thoảng tới bắp chân. Thông thường, đau chân xảy ra kết hợp với đau lưng.

Tại sao lại xảy ra thoát vị đĩa đệm ?
Khi còn trẻ, đĩa đệm của chúng ta chứa đầy nước, 80% cấu trúc của đĩa. Cùng với tuổi tác, nước trong đĩa đệm giảm xuống làm cho các đĩa đệm trở nên thiếu mềm dẻo, dễ bị nứt và rách.Những tình trạng có thể làm suy yếu hoặc tổn thương đĩa đệm của bạn bao gồm:
• Nâng vật nặng hoặc sai tư thế
• Lặp đi lặp lại các động tác xoắn vặn cột sống
• Các hoạt động thể thao áp lực cao
• Hút thuốc
• Béo phì
• Chấn thương

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, tùy theo nơi đĩa đệm bị tổn thương. Đau lưng cơ/ hoặc đau chân (đau thần kinh tọa)-Sciatica. Những triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Mức độ đau có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Các triệu chứng có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ và cũng có thể bao gồm:
• Đau ở cả 2 chân.
• Cảm giác bỏng rát (châm chích) hoặc tê ở vùng mông, chân, bàn chân.
• Đau ở 1 vài tư thế đặc biệt, thường là gập lưng ra phía trước hoặc vặn người.
• Đau tăng khi ngồi lâu, cúi, hắt hơi, hoặc ho.
• Yếu 1 chân hoặc 2 chân.
• Đi tiêu, tiểu không kiểm soát (lưu ý rằng trường hợp này rất hiếm).

Đau cổ và cánh tay xảy ra khi có thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống cổ, Ngoài đau ở cơ cổ vai các triệu chứng khác bao gồm:
• Đau lan xuống cánh tay
• Đau khi xoay hoặc vặn cổ
• Rát bỏng tê hoặc yếu thường chỉ 1 bên tay
• Đau tăng khi ngồi lâu, cúi, hắt hơi, hoặc ho
• Yếu 1 chân hoặc 2 chân
• Tiêu, tiểu không kiểm soát (lưu ý rằng trường hợp này rất hiếm)

Làm sao để chuẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây đau.

Khám lâm sàng kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân đau do thoát vị đĩa đệm hoặc những nguyên nhân khác có cùng triệu chứng như: Đau của cơ hình quả lê – Hội chứng Piriformis, rối loạn chứng năng của khớp cùng chậu, đau do bệnh lý của đĩa đệm, đau do khớp sau của cột sống.

Chúng ta bắt đầu với việc khai thác bệnh sử đầy đủ, phân tích các triệu chứng chuyên biệt, khám lâm sàng, tiếp theo bởi các test cận lâm sàng như MRI, CT SCAN, đo điện cơ.

Nếu đúng do thoát vị đĩa đệm bạn có thể được điều trị không cần phẩu thuật.

Thông thường các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm sẽ được thuyên giảm từ từ với các biện pháp đơn giản như: Thay đổi hoạt động hằng ngày,tập các bài tập giảm đau cho thần kinh tọa, massage trị liệu, sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm, vật lí trị liệu và kỹ thuật giải ép cột sống không phẩu thuật.

Khi đau và những khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây nên không giải quyết được với các điều trị trên, nhiều bệnh nhân sẽ được điều trị thành công với các kỹ thuật tiêm thấm: tiêm croticoid ngoài màng cứng, tiêm corticoid qua lỗ liên hợp và điều trị với sóng radio cao tần.
Tại sao các kỹ thuật này hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm:
• Thuốc kháng viêm (corticoid) được chích vào vùng quanh đĩa đệm và thần kinh bị viêm làm giảm kích thích và giảm đau.
• Tối đa 3 lần điều trị cách nhau 2-3 tuần
• Theo sau bằng 1 chương trình vật lý trị liệu giúp ngăn ngừa tái phát.
• Nhiều bệnh nhân có thể hồi phục sau ngay lần đầu tiên hoặc thứ hai.

Kĩ thuật tiêm thấm steroid ngoài máng cứng trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

http://www.spine-health.com/video/epidural-steroid-injections-back-pain-and-leg-pain-video