Loãng xương

Thông tin hữu ích về các loại bệnh đau

LOÃNG XƯƠNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

   Bệnh loãng xương – hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ xương ngày càng giảm khiến xương giòn hơn, dễ bị gãy dù chỉ với một chấn thương nhẹ. Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy và vấn đề quan trọng hiện nay trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và điều trị đau cho bệnh nhân. Có khoảng hơn 200 triệu phụ nữ (toàn thế giới) và hơn 3 triệu phụ nữ Việt Nam bị mắc bệnh. Hàng năm có khoảng 9 triệu ca gãy xương do loãng xương trong số đó 1/5 gãy cổ xương đùi và cột sống bị tử vong.

 Loãng xương gây hậu quả gì?

– Gây lún đốt sống

– Gãy cổ xương đùi

– Gãy đầu dưới xương quay

– Loãng xương gây đau đớn và tàn phế, ảnh hưởng chất lượng sống, tuổi thọ, chi phí  rất lớn cho gia đình và xã hội.

Ai có nguy cơ mắc bệnh loãng xương?

 1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:

– Lớn tuổi

– Tiền  sử cá nhân gãy xương (đòn, cánh tay, cổ tay, xương sống, hông, chậu, đùi, cẳng chân, sườn, mắc cá) từ 45 tuổi.

– Cha mẹ bị gãy xương hông

– Nếu tiền sử gia đình có mẹ và chị gái bị loãng xương thì những người con khác cũng có nguy cơ cao bị loãng xương.

– Da trắng

– Mất trí nhớ

 2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:

– Hút thuốc lá, nghiện rượu bia(Uống  trên 3 đồ uống có cồn/ ngày)

– Những người có thể chất thấp bé, nhẹ cân (chỉ số BMI<19),gầy sút nhanh sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao

– Các tình trạng gây giảm hormone sinh dục: mãn kinh, cắt buồng trứng, mất kinh kéo dài, không sinh đẻ…

– Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, thiếu calci, vitamin D, C…

– Hay bị té ngã

Xử dụng corticoids

 3. Các bệnh lý:

– Cường cận giáp, cường tuyến giáp, đái tháo đường phụ thuộc insulin.

– Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, biến dạng cột sống.

– Hội chứng Cushing, đa u tủy xương (Multiple Myeloma).

– Bệnh dạ dày ruột gây rối loạn hấp thu, chán ăn, bệnh lý gan mật, suy thận, tăng calci máu, suy tủy, sau ghép phủ tạng, bất động kéo dài, ung thư, thiếu máu huyết tán, bệnh hemoglobin, bệnh tạo xương bất toàn…

– Sử dụng các loại thuốc như corticoid, heparin, phenyltoin, điều trị tuyến giáp quá liều, thuốc hóa trị liệu, tia xạ, thuốc chống động kinh, tetracyclin, cyclosporin, rifampicin… cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương.

   Làm thế nào để chuẩn đoán loãng xương ?

Bệnh loãng xương không có triệu chứng rõ ràng nên khi bạn lớn tuổi hoặc có các yêu tố nguy cơ ở trên nên tư vấn sớm với bác sĩ. Các bước tầm soát bác sĩ sẽ làm cho bạn bao gồm :

 1. Chuẩn đoán lâm sàng :

-Đánh giá yếu tố nguy cơ

-Khám lâm sàng

-Xét nghiệm, thăm dò:

* Đo mức độ loãng xương:

 Chỉ định đo mức độ loãng xương

+ Nữ trên 65 tuổi, Nam trên 70 tuổi

+ Nữ tiền mãn kinh, Nam 50-69 tuổi với các yếu tố nguy cơ gãy xương

+ Bệnh nhân >50 tuổi bị gãy xương

+ Bệnh nhân với các tình trạng: viêm đa khớp hoặc đang sử dụng Corticoid liều hàng ngày tương đương 5mg Prednisolone trở lên, trên 3 tháng kết hợp với giảm mật độ xương hoặc mất xương.

 * Các xét nghiệm căn bản phục vụ điều trị

– Rx, MRI (Nghi ngờ gãy xương hoặc chèn ép thần kinh)

– Xét nghiệm tầm soát loãng xương thứ phát (khi cần thiết)

 2. Loại trừ loãng xương thứ phát

 3. Đánh giá nguy cơ gãy xương trong vòng 10 năm

 Điều trị loãng xương như thế nào?

 1. Tại sao phải điều trị?

– Mật độ xương càng thấp nguy cơ gãy xương càng cao

– Đã gãy xương tăng nguy cơ gãy tái phát

– Gãy xương nhiều biến chứng, tăng tàn phế, tăng nguy cơ tử vong

 2. Mục đích điều trị?

– Cải thiện mật độ xương

– Giảm, hạn chế tốc độ mất xương

– Phòng gãy xương do loãng xương

– Hạn chế gãy xương mới do loãng xương

– Nâng cao chất lượng sống và tuổi thọ.

 3. Ai cần điều trị?

– T-scores <-2.5 vùng cột sống và cổ xương đùi

– Gãy cổ xương đùi do chấn thương nhẹ (Bất chấp mật độ xương)

– Thiếu xương (Osteopenia) gây lún đốt sống ( Chấn thương nhẹ)

– Gãy đầu trên xương đùi, xương chậu và 1 số trường hợp gãy đầu dưới xương cẳng tay.

– Phụ nữ mãn kinh và nam giới trên 50 tuổi có BMD thấp, T-scores từ -1 -> -2.5: Thiếu xương (Osteopenia) và khả năng gãy xương hông 10 năm >3% hoặc khả năng gãy xương khác do loãng xương >20% (Frax model)

 4. Các biện pháp điều trị?

  a. Điều trị thuốc:

Với đa số bệnh nhân, vấn đề chủ yếu và quan trọng nhất trong điều trị  thuốc là:

Sử dụng Bisphosphonate (Fosamax: 1 tuần/lần  hay  Drofen: 1 tháng/ lần)

Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D

Điều trị thuốc bao lâu?

+ Cần duy trì liên tục, tối thiểu 3-5 năm

+ Có thể cần điều trị lâu hơn (trên 5 năm)

+ Nếu bạn không thể uống thuốc loãng xương do vấn đề về dạ dày và thực quản, không khả năng duy trì tư thế ngồi sau uống thuốc, bệnh nhân không thể tuân thủ điều trị hãy bác sĩ của bạn tư vấn về thuốc truyền tĩnh mạch 1 năm/1lần.Đối với đa số bệnh nhân không có chống chỉ định và bất thường dung nạp:

Việc điều trị nên bắt đầu bằng thuốc uống!

Các thuốc điều trị loãng xương khác sẽ được bác sĩ cân nhắc tùy theo từng trường hợp

  b. Điều trị không dùng thuốc:

– Tập luyện, vận động

– Giảm hút thuốc, uống rượu,giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

– Tránh té ngã

– Điều trị hỗ trợ: Các điều trị tiêm thấm giảm đau , điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Hãy liên hệ với chúng tôi : 0932098039

Dr HOA PAIN & PHYSIOTHERAPY CLINIC NƠI BẠN CÓ THỂ ĐẶT TRỌN VẸN NIỀM TIN CHO TRỊ LIỆU NÀY!