Đau cổ

Thông tin hữu ích về các loại bệnh đau

I. Giới thiệu

Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống chạy từ phần đáy hộp sọ đến phần trên của cơ thể. Các đốt sống cùng với dây chằng cung cấp sự ổn định cho cột sống. Các cơ giúp nâng đỡ và vận động cột sống. Cột sống cổ là phần ít được bảo vệ nhất của cột sống nên dễ bị tổn thương, rối loạn gây đau và hạn chế vận động.

II. Nguyên nhân gây đau cổ

   1. Tư thế xấu:

Đau cổ có thể do sự suy yếu hay mệt mỏi của các cơ vùng cổ và quá căng của các dây chằng dẫn đến tăng áp lực lên các đĩa đệm, dây thần kinh và các khớp cột sống cổ, ngồi nhiều giờ trước máy tính, ngủ sai tư thế, cúi cổ làm việc trong thời gian dài đều có thể gây đau và làm trầm trọng hơn các cơn đau cổ.

2. Các bệnh lý viêm và thoái hóa:

Viêm thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp có thể dẫn đến cứng và đau cổ

3. Thoái hóa đĩa đệm:

Các đĩa đệm đóng vai trò như tấm giảm sốc giữa các xương của cột sống cổ. Trong các đĩa đệm bị thoái hóa chất giống gelatin của đĩa mất đi sự đàn hồi, khe giữa các đốt sống bị hẹp lại gây ra những vết nứt và rách trên đĩa. Các đĩa cũng có thể nhô hoặc thoát vị và gây ra sự chèn ép lên các rễ thần kinh.

4. Tổn thương :

Với sự tăng tính di động và sức nặng của đầu, cột sống cổ rất dễ bị tổn thương.Các tai nạn xe cộ, va chạm thể thao và té ngã có thể dẫn đến chấn thương cổ. Một va chạm xe cộ mạnh có thể gây cúi hoặc ưỡn cổ quá mức. Hay còn gọi là chấn thương Whiplash phần lớn là chấn thương mô mềm: Cân cơ và chấn thương dây chằng chấn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy xương hoặc trật khớp cổ

5. Hiếm gặp:

Nhiễm trùng hoặc khối u cũng có thể gây ra đau cổ

III. Triệu chứng:

– Đau cấp tính ở vùng cổ có thể xảy ra đột ngột và trầm trọng

– Đau cổ mãn tính có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm

– Đau có thể liên tục hoặc không lien tục

– Nhức đầu, đau vùng gáy, vùng mặt hoặc ở tai,…

–  Chóng mặt, nặng vùng hai hốc mắt, say xẩm

– Đau lan xuống tay, kiến bò, tê, châm chích ở bàn tay

– Co thắt cơ cổ làm hạn chế cử động cổ

IV. Tôi nên làm gì khi bị đau cổ ?

Co thắt cơ hoặc căng cơ thường dễ chẩn đoán. Thường xảy ra sau hoạt động gắng sức, lạm dụng hoặc sai tư thế làm cơ cổ bị căng quá mức. Đau thông thường sẽ giảm sau vài ngày hoặc hai tuần. Nếu đau không giảm sau 1 đến 2 tuần bạn nên thăm khám bác sĩ để xác đinh chẩn đoán.

Bác sĩ sẽ khai thác kỹ lại bệnh sử và tiến hành thăm khám lâm sàng, bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn những câu hỏi cụ thể liên quan đến cơn đau của bạn bao gồm:cách khởi phát, tính chất đau và các yếu tố liên quan. Nếu bạn bị đau cổ đi kèm các triệu chứng sau thì nên đi khám bác sĩ ngay:

– Đau sau chấn thương, ví dụ: tại nạn xe hơi, té ngã,… Đau nhiều ở vùng xương có thể là dấu hiệu của gãy xương

– Đau buốt lan xuống vai hoặc tay, tê, dị cảm xuống các ngón tay. Các kiểu đau này có thể từ sự kích thích của dây thần kinh

– Yếu tay hoặc chân, đi lại khó khăn, bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ, thay đổi thói quen đi cầu có thể do tổn thương tủy sống

 V. Chẩn đoán đau cổ

Chẩn đoán đúng nguyên nhân là điều cần thiết cho mọi chỉ định điều trị

Bác sĩ điều trị đau của bạn sẽ xem xét lại toàn bộ bệnh sử liên quan đến vấn đề đau cổ. Bác sĩ cũng sẽ hỏi đến các bệnh lý khác, các chấn thương liên quan và những than phiền khác của bạn đi kèm với đau cổ. Các điều trị trước đó cũng sẽ được ghi nhận. Sau đó sẽ thăm khám toàn diện bao gồm vận động cổ, các cấu trúc, chức năng của các dây thần kinh, cơ vùng tay chân của bạn. Rx cột sống cổ thường được chỉ định cho phép bác sĩ đánh giá toàn diện các cấu trúc vùng cổ. Kỹ thuật này thường giúp các bác sĩ xác định được nguyên nhân và chỉ định các điều trị hiệu quả.

Một số bệnh nhân cần những đánh giá đặc biệt hơn sẽ có thể được chỉ định:

1. MRI (chụp cộng hưởng từ) cho phép đánh giá các rễ thần kinh, tình trạng tủy sống và đĩa đệm

2. CT (chụp cắt lớp) dùng đánh giá kỹ hơn về tình trạng xương, khớp và ống tủy sống

3. Tủy sống đồ (tiêm thuốc cản quang vào khoang tủy sống) nhằm đánh giá đặc biệt các kênh của tủy sống và rễ thần kinh

4. EMG (đo dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ) test đánh giá chức năng của cơ và thần kinh

Đau cổ sẽ được điều trị dựa trên kết quả chẩn đoán. Tuy nhiên bệnh nhân đau cổ thường được điều trị hiệu quả với nghỉ ngơi, thuốc, cố định cổ, vật lý trị liệu, bài tập, thay đổi các thói quen vận động và các kỹ thuật tiêm thấm ít xâm lấn không phẩu thuật bởi các bác sĩ chuyên khoa điều trị đau là các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị bảo tồn không phẩu thuật các bệnh lý của hệ thống cơ xương khớp bao gồm : xương khớp, dây chằng, cơ và thần kinh

VI. Điều trị

Phần lớn đau cổ là do co thắt cơ hầu hết đáp ứng rất tốt với các thuốc giảm đau như paracetamol, aspirine và các thuốc kháng viêm không corticoid

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị các giải pháp sau

– Vật lý trị liệu bao gồm: Siêu âm trị liệu, laser dạng lạnh hoặc cao tần trị liệu, sóng xung kích tị liệu, liệu pháp phục hồi tế bào với sóng cao tần indiba activ, hay giải ép kéo giãn cột sống không phẫu thuật với hệ thống giường kéo giãn cột sống được hiện đại hóa tối ưu phù hợp với từng bệnh lý của bạn

  Dr Hoa Painclinic có thể đáp ứng mọi điều trị này của bệnh nhân

– Chích các điểm đau với steroid và liệu pháp kim khô cũng góp phần không nhỏ trong điều trị đau cổ

– Các kỹ thuật tiêm thấm ít xâm lấn không phẩu thuật

Các kỹ thuật này được thực hiện dưới hướng dẫn của Xquang bới các chuyên gia điều trị đau, thường không có rủi ro và hiệu quả. Tùy vào chẩn đoán, các kỹ thuật tiêm thấm có thể được sử dụng bao gồm: tiêm thấm ngoài màng cứng, tiêm thấm khớp sau, tiêm thấm qua lỗ liên hợp, giảm áp đĩa đệm và điều trị với sóng radio cao tần.

 Bác sĩ Thái Thị Hoa là bác sĩ Việt Nam đầu tiên được đào tạo về các kỹ thuật này bởi các chuyên gia hàng đầu của Mỹ, Pháp, Bỉ và Singapore, người có chứng chỉ về điều trị đau can thiệp của hiệp hội về điều trị đau can thiệp thế giới với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lãnh vực này.

–  Bệnh nhân cũng có thể được gửi cho các bác sĩ ngoại thần kinh và chấn thương chỉnh hình nếu chỉ định phẩu thuật được đề nghị